Các độc tố tồn tại trong môi trường thâm nhập vào cơ thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm đúng mực từ nhiều người. Trong bài viết này, Glutathione sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về thải độc chì là gì? Thải độc chì trong cơ thể như thế nào? Lưu ngay những thông tin quan trọng để có cái nhìn thấu đáo và lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất cho mình nhé!
Thải độc chì là quá trình loại bỏ độc tố chì bị nhiễm vào cơ thể. Quá trình này sử dụng các công nghệ và dụng cụ chuyên dụng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, cần biết chì và nhiễm độc chì là gì?
Chì là gì? (Ảnh: Internet)
Chì (Pb) là một nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học. Nó là kim loại mềm, nặng, có độc tính đối với sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy rằng chì có khả năng gây hại đối với tất cả các cơ quan trong cơ thể người.
Cơ thể có thể bị nhiễm chì do sinh hoạt trong môi trường bị ô nhiễm, sử dụng nước, thực phẩm hoặc tiếp xúc vật dụng có chứa chì. Một nguyên nhân gây nhiễm chì khá phổ biến khác là do sử dụng mỹ phẩm. Vấn đề này đã được bàn đến khá nhiều và gây không ít lo ngại cho chị em phụ nữ. Do đó, các con đường thâm nhập chính của kim loại này là: hô hấp, tiêu hóa và thẩm thấu qua da hoặc niêm mạc.
Sử dụng mỹ phẩm có chứa lượng chì vượt quá mức cho phép chính là nguyên nhân gây nhiễm độc chì ở phụ nữ (Ảnh: Internet)
Chì tồn tại hầu như xung quanh ta, do đó nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Khi chì tích lũy trong cơ thể trong thời gian dài với hàm lượng lớn sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc chì. Điều này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Do tính chất nguy hiểm như vậy, thải độc chì là việc làm cần thiết đối với sức khỏe lẫn sắc đẹp.
Liên quan đến chủ đề thải độc, còn rất nhiều điều lý thú không phải ai cũng biết. Khám phá thêm tại bài viết “Thải độc bằng cà phê có tốt không? Liệu trình thải độc bằng cà phê chuẩn” để kiểm tra hiểu biết bản thân cũng như mở mang vốn kiến thức về thải độc cho một cơ thể lành mạnh nhé!
Khi chì thâm nhập vào cơ thể người thì có đến 90% sẽ gắn vào các hồng cầu. Và về lâu dài tập trung ở xương. Kim loại này ức chế enzyme. Chúng gây cản trở quá trình tổng hợp hemoglobin gây thiếu máu hồng cầu nhỏ. Nồng độ an toàn của chì trong máu là khác nhau giữa các đối tượng. Mức an toàn cho trẻ em là dưới 5 µg/dL. Người khỏe mạnh nên có nồng độ chì trong máu thấp hơn 25 µg/dL và dưới 10 µg/dL đối với phụ nữ có thai.
Xét nghiệm chính là phương pháp chính xác nhất giúp bạn xác định mình có bị nhiễm độc chì hay không? (Ảnh: Internet)
Nếu kết quả xét nghiệm với từng đối tượng cho thấy nồng độ chì vượt quá các ngưỡng tương ứng. Điều này chỉ ra cơ thể đã bị nhiễm độc chì. Để chẩn đoán tình trạng ngộ độc chì, ngoài xét nghiệm máu có thể thực hiện chụp X-quang và sinh thiết tủy xương giúp hỗ trợ chẩn đoán.
Để hiểu thêm về thải độc cho cơ thể, đừng bỏ lỡ bài viết: “Hướng dẫn chi tiết A – Z cách thải độc cơ thể cực hiệu quả”
Trước hết cần xác định rõ nguyên nhân nhiễm độc để kịp thời ngăn chặn sự tiếp xúc. Các nguyên nhân có thể là do môi trường ô nhiễm, thực phẩm, nguồn nước hay mỹ phẩm chứa chì,…
Để biết được phương pháp điều trị nhiễm độc chì bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ (Ảnh: Internet)
Đối với nhiễm độc chì cấp (tình trạng mới xuất hiện), có thể dùng disodium calcium edetate – một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị ngộ độc chì. Đây là một chất được hình thành từ sự tạo phức với canxi của muối disodium của ethylene-diamine-tetracetic acid (EDTA). Chất này sẽ tạo phức với chì trong đường tiêu hóa. Sau đó được thải ra ngoài qua nước tiểu hoặc phân. Với nhiễm độc chì ở tình trạng năng, phải lọc máu và chạy thận nhân tạo để điều trị.
Tóm lại, để thải độc chì ra khỏi cơ thể, tùy theo tình trạng mà áp dụng các phương pháp khác nhau. Đối với ca nhiễm độc chì nặng, cần phải có phương tiện chuyên dụng và bác sĩ có trình độ chuyên môn để đảm bảo việc tiến hành.
Nhiễm độc chì chính là nguyên nhân khởi phát của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như: giảm sức đề kháng, nhiễm độc thần kinh, suy gan, suy thận… Vì vậy, việc thải độc chì đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo bộ máy cơ thể hoạt động một cách hiệu quả và ổn định. Trong bài viết kỳ này, Glutathione sẽ giới thiệu tới bạn những cách thải độc chì tự nhiên ngay tại nhà đơn giản qua chế độ ăn uống. Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
Thải độc chì từ các thực phẩm thuộc nhóm trà và sữa (Ảnh: Internet)
Thải độc chì với nhóm thực phẩm hoa quả và rau củ (Ảnh: Internet)
Những thành phần và vitamin có trong rau củ đóng vai trò rất quan trọng. Chúng không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào, những thành phần này còn có khả năng ngăn chặn sự tích tụ chì. Đồng thời, hỗ trợ hoà tan và thải độc chì ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Những loại rau củ và hoa quả có khả năng thải độc như:
Thải độc chì với nhóm thực phẩm thịt và hải sản (Ảnh: Internet)
Thành phần protein, canxi và kẽm có trong các loại hải sản và thịt có khả năng ngăn ngừa sự hấp thụ và tích tụ chì trong cơ thể. Bên cạnh đó, những thành phần này cũng giúp chuyển hoá và hoà tan chì hỗ trợ hệ bài tiết đào thải chì ra ngoài cơ thể nhanh chóng hơn.
Glutathione được biết đến như một trung tâm của hệ thống thủ của cơ thể. Chúng bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các gốc tự do gây ra sự lão hoá sớm cho cơ thể. Glutathione được sản xuất và tích trữ ở gan. Chúng được tổng hợp bởi 3 amin gồm: Glutamic, Cysteine và Glycine. Glutathione được tìm thấy tự nhiên trong các loại rau củ, trái cây và thịt.
Glutathione chính là thành phần hữu hiệu giúp bảo vệ cơ thể (Ảnh: Internet)
Bên cạnh khả năng chống lão hoá, làm đẹp da, Glutathione còn là một thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự nhiễm độc kim loại nặng vào cơ thể. Tuy nhiên, bởi một số nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng, cơ thể bị căng thẳng, môi trường ô nhiễm và tuổi tác. Do đó, sự sản sinh Glutathione tự nhiên trong cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, cơ thể không còn khả năng tự chống đỡ. Để ngăn ngừa và cải thiện điều này, việc bổ sung Glutathione là điều không thể bỏ qua. Trong đó, việc bổ sung thành phần này qua các thực phẩm chức năng được các chuyên gia đánh giá là nhanh chóng và an toàn nhất.
Các dấu hiệu nhiễm độc chì sẽ được biểu hiện qua những triệu chứng ở cả hệ tiêu hoá, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Các triệu chứng có thể điểm qua như:
Những triệu chứng thể hiện bạn có thể bị nhiễm độc chì (Ảnh: Internet)
Vì vậy, nếu bạn đang gặp đồng thời những triệu chứng như trên hãy tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khoẻ sớm nhất nhé!
Những mối nguy hại không thể xem nhẹ là nguyên nhân khiến thải độc chì nên được quan tâm đúng mực và áp dụng đúng cách. Tùy theo mức độ nhiễm độc chì trong cơ thể để triển khai các biện pháp điều trị khác nhau. Tình trạng nặng đòi hỏi công nghệ cao và chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Hãy duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý để có sức khoẻ thật dẻo dai nhé! (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, cần theo đuổi một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm thiểu độc tố. Đồng thời, chúng ta nên có ý thức giữ gìn môi trường trong sạch. Các liệu pháp thải độc hiệu quả cần song hành với nỗ lực cải thiện không gian sống. Glutathione.vn mến chúc bạn sức khỏe dồi dào và sắc đẹp rạng rỡ. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn. Khởi đầu cho một sự lột xác ngoạn mục, khỏe và đẹp toàn diện cho chính bản thân bạn, tại sao không?
“Đẹp tự nhiên nhưng không tự nhiên mà đẹp”. Làn da của chúng ta cũng vậy, làn da cần được chăm sóc và bảo vệ. Vậy đâu là cách chăm sóc da “chuẩn”? Khám phá ngay bí quyết trong bài viết: “Cách chăm sóc da khoa học từ A – Z Bạn đã biết hay chưa?“
Theo nhiều tìm hiểu và thăm dò của những người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực y tế…
“Tối ăn gì không mập?” Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều bạn muốn có một chế độ…
Bữa tối – bữa ăn tưởng chừng không quan trọng lại có thể là tác nhân trì hoãn thành quả…
Sáng ăn gì tốt cho sức khỏe tưởng chừng là vấn đề đơn giản thế nhưng nhiều người vẫn đang…
“Ăn sáng nên ăn gì?” Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại là băn khoăn của rất…